Cổng WAN Là Gì? Cổng LAN Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Cổng WAN Và LAN

Sự khác biệt giữa cổng WAN và LAN

Trong mạng máy tính, WAN & LAN là 2 thuật ngữ rất quan trọng, thường xuất hiện trong quá trình cấu hình & sử dụng các thiết bị mạng như router hay switch. Mặc dù cả 2 đều là các giao thức mạng giúp kết nối các thiết bị, thế nhưng lại phục vụ cho những mục đích khác nhau & có những đặc điểm riêng biệt. Trong nội dung bài viết hôm nay, antuongpro.com sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa cổng WAN và LAN cũng như phạm vi hoạt động của từng cổng. Theo dõi ngay!

Cổng WAN là gì? 

WAN (Wide Area Network) là mạng diện rộng được phát triển bởi Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, được sử dụng để kết nối các mạng cục bộ (LAN) hoặc các thiết bị với 1 mạng bên ngoài, thường là internet. Ngày nay, mạng WAN được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức lớn & các doanh nghiệp để kết nối các văn phòng tại nhiều địa điểm khác nhau hoặc để kết nối mạng nội bộ với internet. 

Cổng WAN là nơi kết nối giữa mạng nội bộ & mạng bên ngoài. Khi sử dụng 1 thiết bị như router, cổng WAN sẽ có nhiệm vụ kết nối router với nhà cung cấp dịch vụ internet. 

Cổng WAN là nơi kết nối giữa mạng nội bộ & mạng bên ngoài
Cổng WAN là nơi kết nối giữa mạng nội bộ & mạng bên ngoài

Cổng LAN là gì?

LAN (Local Area Network) là mạng cục bộ, dùng để kết nối các thiết bị trong 1 phạm vi nhỏ: nhà ở, văn phòng làm việc, trường học,… LAN cho phép các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh & các thiết bị khác giao tiếp với nhau thông qua kết nối có dây hoặc không dây. 

Cổng LAN là nơi kết nối các thiết bị nội bộ vào mạng, chẳng hạn như máy tính, máy in,… Cổng LAN chỉ cho các thiết bị giao tiếp với nhau trong mạng nội bộ & không có quyền truy cập trực tiếp ra internet mà không thông qua cổng WAN. 

Cổng LAN là nơi kết nối các thiết bị nội bộ vào mạng
Cổng LAN là nơi kết nối các thiết bị nội bộ vào mạng

Sự khác biệt giữa cổng WAN và LAN có thể bạn chưa biết 

Sự khác biệt giữa cổng WAN và cổng LAN được đánh giá dựa trên các tiêu chí trong bảng dưới đây:

Tiêu chí so sánh Cổng WAN Cổng LAN
Phạm vi hoạt động – Có thể kết nối nhiều mạng LAN với nhau ở các địa điểm khác nhau. Cổng WAN có thể bao phủ 1 khu vực rộng lớn, kể cả trên phạm vi toàn cầu. – Chỉ hoạt động trong 1 phạm vi nhỏ như tòa nhà, văn phòng làm việc, hộ gia đình,… Tất cả thiết bị trong mạng LAN đều kết nối trực tiếp với nhau thông qua switch hoặc router & không ra ngoài khu vực này. 
Chức năng – Kết nối mạng nội bộ với mạng bên ngoài. Là cầu nối giữa mạng nội bộ & internet hoặc 1 mạng khác. – Kết nối các thiết bị trong cùng 1 mạng nội bộ. Các thiết bị trong LAN có thể truyền dữ liệu, chia sẻ tài nguyên & giao tiếp với nhau mà không cần phải ra ngoài mạng.
Tốc độ kết nối – Tốc độ kết nối thấp hơn so với LAN vì phải phụ thuộc vào tốc độ của nhà cung cấp dịch vụ internet & khoảng cách truyền dữ liệu. Với WAN, dữ liệu phải đi qua nhiều bộ định tuyến & mạng trung gian khác nhau trước khi đến đích. – Tốc độ kết nối nhanh hơn do tất cả thiết bị đều nằm trong cùng 1 khu vực & không cần thông qua quá nhiều thiết bị trung gian khác. LAN sử dụng cáp Ethernet hoặc WiFi để kết nối các thiết bị, tốc độ có thể đạt đến hàng gigabit mỗi giây.
Chi phí triển khai – Tốn kém hơn vì cần phải có cơ sở hạ tầng phức tạp, đôi khi phải dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài để thiết lập & duy trì kết nối. – Chi phí triển khai rẻ hơn, lý do là vì chỉ cần sử dụng các thiết bị như switch, router & cáp kết nối hoặc hệ thống WiFi để triển khai mạng. Bên cạnh đó, chi phí duy trì mạng LAN cũng thấp hơn rất nhiều so với mạng WAN. 
Bảo mật – Mức độ bảo mật thấp hơn LAN vì kết nối với mạng bên ngoài. Do vậy, nếu không được bảo mật đúng cách, các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài có thể xảy ra. Bảo mật trong WAN yêu cầu các biện pháp phức tạp như mã hóa, tường lửa, VPN,… đảm bảo dữ liệu không bị rò rỉ hoặc tấn công.  – Mức độ bảo mật cao hơn, chỉ có các thiết bị nội bộ mới có thể truy cập & giao tiếp với nhau. 

Tóm lại:

  • Cổng WAN giúp kết nối mạng nội bộ với internet hoặc các mạng diện rộng khác 
  • Cổng LAN đảm bảo sự kết nối liền mạch giữa các thiết bị nội bộ trong 1 không gian hẹp

>>> Xem thêm: LIFI Là Gì? WIFI Là Gì? Điểm Khác Biệt Giữa LIFI Và WIFI Có Thể Bạn Chưa Biết

Qua những nội dung vừa được chia sẻ trong bài viết, bạn có thể thấy rõ sự khác biệt giữa cổng WAN và cổng LAN. Lựa chọn & sử dụng đúng cổng giúp tối ưu hóa hiệu suất mạng, tăng cường bảo mật & quản lý dữ liệu tốt hơn. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn cụ thể, đừng ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline phòng kinh doanh.

5/5 (1 Review)

Ấn Tượng việt nam

Antuongpro - chuyên cung cấp thiết bị điều khiển, đo nhiệt độ - độ ẩm, năng suất, bộ đếm sản phẩm, thiết bị lấy số thứ tự, đồng hồ điện tử và hệ thống khác...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

LIFI Là Gì? WIFI Là Gì? Điểm Khác Biệt Giữa LIFI Và WIFI Có Thể Bạn Chưa Biết

Trong thời đại công nghệ số phát triển, truyền tải dữ liệu không dây trở [...]

6 nguyên tắc vàng để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả

Trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa, hình thức làm việc từ xa [...]

Tổng đài ảo cho doanh nghiệp là gì? Giải pháp tăng doanh thu bạn có biết

Một trong những giải pháp giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng [...]

SKU sản phẩm là gì? Cách đặt mã SKU để quản lý hàng hoá

Hãy cùng Antuongpro tìm hiểu SKU sản phẩm là gì và cách đặt mã SKU [...]

Customer Service là gì? Cách xây dựng dịch vụ khách hàng hiệu quả

Khách hàng chính là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp tồn tại và phát [...]

[Giải Đáp]: PC Không Quạt Là Gì? PC Không Quạt Làm Mát Bằng Cách Nào?

Trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt, yêu cầu về sự yên tĩnh & hiệu [...]