Định vị sản phẩm là gì? Lợi ích của định vị sản phẩm với doanh nghiệp

Định vị sản phẩm là gì?

Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa tất cả các sản phẩm trên thị trường hiện nay rất lớn. Nếu như sản phẩm của bạn không để lại ấn tượng đối tượng khách hàng mục tiêu thì chắc chắn sẽ bị đào thải nhanh chóng. Để tồn tại và thành công hầu hết các doanh nghiệp phải luôn tạo ra sự khác biệt, làm nổi bật sản phẩm,…. Do đó,  trong marketing và kinh doanh chiến lược định vị sản phẩm luôn được chú trọng.

Định nghĩa định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm (tên tiếng anh là Product Positioning) đây là một quá trình xác định và xây dựng hình ảnh vị trí sản phẩm mới trong tâm trí của khách hàng. Định vị sản phẩm thể hiện cách doanh nghiệp truyền đạt và cách mà khách hàng hiểu hay đánh giá về sản phẩm. Là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị, nhằm tạo ra sự khác biệt và đạt được “điểm bán hàng độc nhất” (Unique Selling Point – USP). Để tăng cường lợi thế cạnh tranh, định vị sản phẩm trên thị trường và đạt được nhiều lợi ích khác.

Định vị sản phẩm là gì?

Lợi ích của định vị sản phẩm đối với doanh nghiệp là gì?

Việc định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định được những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. 

Giúp doanh nghiệp tập trung vào những đặc điểm nổi bật của sản phẩm như chất lượng, giá cả, và dịch vụ chăm sóc khách hàng, tạo ra giá trị gia tăng,…

Tăng uy tín và độ tin cậy hơn trong mắt khách hàng khi sản phẩm được định vị rõ ràng và nhất quán.

Giúp sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thu hút nhóm khách hàng mục tiêu hơn.

Xác định các thông điệp tiếp thị chính và chiến lược truyền thông phù hợp, nâng cao hiệu quả của các chiến dịch marketing.

Tham khảo: Website là gì? Tổng hợp kiến thức về website từ A Đến Z

Các bước tiến hành định vị sản phẩm 

Bước 1: Xác định mục tiêu và khách hàng mục tiêu

Để định vị sản phẩm, đầu tiên doanh nghiệp cần định vị mục tiêu rõ ràng. Việc xác định mục tiêu này giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng hướng đi khi đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời tạo nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả. 

Khách hàng mục tiêu

Xác định tệp khách hàng mục tiêu sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra được những quyết định định vị chính xác nhất. Áp dụng Công thức 5W để phân tích khách hàng mục tiêu:

  • Who (Ai là khách hàng mục tiêu): độ tuổi, giới tính, thu nhập, lối sống, sở thích,…
  • What (Khách hàng cần gì?): nhu cầu của khách hàng, những lợi ích chính mà khách hàng tìm kiếm từ sản phẩm/dịch vụ. 
  • Why (Tại sao họ mua sản phẩm?): giá cả, chất lượng, đánh giá tốt từ người dùng khác, khuyến mãi hấp dẫn, nhu cầu cấp thiết,…
  • Where: Khách hàng sinh sống ở đâu? Thường mua hàng ở siêu thị/cửa hàng hay mua online?…
  • When: Khách hàng thường mua sản phẩm khi nào? Vào những dịp nào? 

Bước 2: Cần xác định đặc điểm của sản phẩm

Cần xác định đặc điểm của sản phẩm, từ điểm mạnh, điểm yếu, giá cả, độ khác biệt so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

  • Điểm nổi bật, độc đáo và khác biệt của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận ra.
  • Sản phẩm phải có giá trị sử dụng, giúp khách hàng giải quyết một vấn đề hoặc mang lại lợi ích cho khách hàng.
  • Tính thẩm mỹ của sản phẩm tạo sự hấp dẫn cho khách hàng. Nếu như sản phẩm đẹp mắt, xu hướng được khách hàng lựa chọn nó hơn các sản phẩm khác.
  • Giá cả là yếu tố trong quyết định mua hàng của khách. Thông thường khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có giá cạnh tranh.

Bước 3: Thực hiện phân tích thị trường tiềm năng

Tại bước này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yếu tố liên quan đến nhu cầu, đặc điểm, hành vi của khách hàng. Quá trình này bao gồm việc nghiên cứu thị trường chi tiết thông qua các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích xu hướng thị trường. Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể xác định các cơ hội và thách thức trên thị trường. Từ đó đưa ra những chiến lược định vị sản phẩm phù hợp. 

Phân tích SWOT giúp doanh nghiệp nhận diện rõ ràng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Dựa trên kết quả phân tích thị trường, doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển. 

Bước 4: Thực hiện nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp biết được đối thủ đang có thế mạnh và điểm yếu nào. Từ đó điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp nhất với thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là một cách giúp doanh nghiệp tìm hiểu về sự phát triển và xu hướng của thị trường. 

Bước 5: Tiến hành lập bản đồ định vị sản phẩm

Sẽ có nhiều cách để lập bản đồ định vị sản phẩm tuy nhiên còn phụ thuộc vào việc nghiên cứu thị trường và lựa chọn đặc điểm nổi bật của sản phẩm. 

  • More for more: phù hợp với doanh nghiệp có định hướng về chất lượng và giá cả cao hơn đối thủ.
  • More for the same: cung cấp sản phẩm có mức giá tương đương với đối thủ cạnh tranh nhưng chất lượng phải cao hơn.
  • More for less: đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ nhưng có chất lượng cao hơn.
  • Less for much less: định vị sản phẩm có chất lượng thấp hơn đối thủ nhưng mức giá phải rẻ nhất.
Bản đồ định vị sản phẩm

Bước 6: Triển khai và theo dõi

Sau khi đã xác định được thông điệp và kế hoạch định vị sản phẩm. Bắt đầu triển khai và theo dõi quá trình để đảm bảo rằng kế hoạch định vị đang được thực hiện hiệu quả. 

Bài viết này Antuongpro chia sẻ các kiến thức cơ bản về “Định vị sản phẩm là gì? “. Hy vọng nội dung này hữu ích này sẽ giúp bạn đọc hiểu và nhanh chóng định vị sản phẩm thành công và hiệu quả trên thị trường trong tương lai. Đừng quên theo dõi trang web của Antuongpro để cập nhật những thông tin mới và bổ ích hiện nay. 

5/5 (1 Review)

Ấn Tượng việt nam

Antuongpro - chuyên cung cấp thiết bị điều khiển, đo nhiệt độ - độ ẩm, năng suất, bộ đếm sản phẩm, thiết bị lấy số thứ tự, đồng hồ điện tử và hệ thống khác...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Màn Hình Tương Tác Là Gì? Giá Màn Hình Tương Tác Phụ Thuộc Những Yếu Tố Nào?

Hiện nay, màn hình tương tác được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực [...]

Ngân sách là gì và cách sử dụng hiệu quả để phát triển doanh nghiệp

Trong mỗi một doanh nghiệp, bộ phận tài chính có nhiệm vụ lập ngân sách, [...]

Logistics là gì? Thông tin chi tiết nhất mà bạn không thể bỏ qua

Ngành Logistics ra đời như một giải pháp đáp ứng cho nhu cầu sản xuất [...]

Đồng Hồ Nước Điện Tử Là Gì? Đồng Hồ Nước Điện Tử Có Những Loại Nào?

Đồng hồ nước điện tử – giải pháp hiện đại & tiên tiến trong quản [...]

Founder là gì? Cách phân biệt các khái niệm Founder, Co – founder, CEO

Trong bài viết này, Ấn Tượng mời bạn đọc tìm hiểu Founder là gì và [...]

Máy Tính Công Nghiệp Sử Dụng Trong Hệ Thống SCADA: Đặc Điểm Nổi Bật

Với khả năng hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt, máy tính công [...]