SKU sản phẩm là gì? Cách đặt mã SKU để quản lý hàng hoá

SKU sản phẩm là gì

Hãy cùng Antuongpro tìm hiểu SKU sản phẩm là gì và cách đặt mã SKU để quản lý hàng hoá qua bài viết sau đây. Antuongpro mời bạn đọc cùng tham khảo. 

Khái niệm mã SKU sản phẩm là gì? 

SKU là từ viết tắt của Stock-Keeping Unit, hiểu đơn giản là “Đơn vị lưu trữ kho” hay “Mã lưu kho”. SKU là một dãy ký tự bao gồm số và chữ được gán cho mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ để phân loại và quản lý hàng hóa một cách hiệu quả. Mục đích chính của việc sử dụng SKU là để dễ dàng phân loại các mặt hàng, theo dõi tồn kho, và quản lý các địa chỉ chi nhánh. Đặc điểm nổi bật của SKU là tính linh hoạt trong việc tạo ra mã phân loại, cùng một sản phẩm có nhiều mã SKU khác nhau nếu được lưu trữ tại các chi nhánh kho khác nhau. Mã SKU chỉ áp dụng cho những loại hàng hóa có sẵn trong kho và không liên quan đến các hàng hóa đang được vận chuyển hoặc đã được đặt. Dù sản phẩm đã có mã SKU từ nhà sản xuất, vẫn nên tạo mã SKU riêng để tránh trùng lặp và nhầm lẫn với các sản phẩm của công ty khác.

SKU sản phẩm là gì

Hướng dẫn cách đặt mã SKU để quản lý hàng hoá hiệu quả 

Việc đặt mã SKU không hề quá phức tạp, chỉ cần sử dụng các chữ cái, chữ số để quy ước thông tin muốn đưa vào mã SKU.

  • Tên nhà sản xuất hoặc thương hiệu: Bắt đầu với tên của nhà sản xuất hoặc thương hiệu để phân biệt các sản phẩm từ các nguồn khác nhau.
  • Thông tin mô tả sản phẩm: Sử dụng các ký tự ngắn để mô tả chất liệu (ví dụ: CO cho cotton, KA cho khaki), hình dáng (D cho dài, N cho ngắn), hoặc điểm đặc biệt khác của sản phẩm.
  • Ngày mua hàng: Ghi ngày mua hàng bằng các số ngày, tháng, năm (chỉ nên dùng 2 số cuối để tiết kiệm không gian. 
  • Kho lưu trữ: Với doanh nghiệp có nhiều kho, sử dụng ký hiệu riêng cho từng kho dựa trên khu vực địa lý hoặc tên quận, huyện.
  • Kích cỡ sản phẩm: Chỉ định kích cỡ sản phẩm bằng ký tự chữ cái hoặc số (S, M, L cho size, hoặc 1, 2, 3 cho số lượng).
  • Màu sắc sản phẩm: Dùng ký tự đầu của màu sắc để đại diện cho màu.
  • Tình trạng của sản phẩm: Xác định tình trạng sản phẩm bằng các ký tự như New (N) cho sản phẩm mới, Used (U) cho sản phẩm đã qua sử dụng.

Đặt mã SKU cần lưu ý những gì?

  • Mỗi mã SKU cần phải là duy nhất để phân biệt rõ ràng các sản phẩm khác nhau. Tránh trùng lặp mã SKU để đảm bảo quản lý tồn kho chính xác.
  • Áp dụng một cấu trúc mã SKU nhất quán trên toàn bộ hệ thống. 
  • Nên đặt mã SKU dễ đọc và dễ hiểu, phản ánh rõ ràng các đặc điểm chính của sản phẩm như loại, kích cỡ, màu sắc, và tình trạng.
  • Hạn chế sử dụng ký tự đặc biệt hoặc khoảng trắng trong mã SKU để tránh gây ra lỗi trong hệ thống quản lý.
  • Đảm bảo rằng mã SKU phù hợp với hệ thống quản lý kho và phần mềm đang sử dụng. 
  • Trước khi triển khai mã SKU mới, thực hiện thử nghiệm để đảm bảo nó hoạt động như mong đợi và không gây ra vấn đề trong quy trình quản lý hàng hóa.

Những lợi ích mà mã SKU sản phẩm mang lại cho doanh nghiệp là gì?

Quản lý kho hàng hiệu quả
  • Mã SKU giúp theo dõi số lượng hàng hóa trong kho một cách chính xác, kiểm soát tồn kho tốt hơn và giảm thiểu tình trạng hết hàng hoặc dư thừa hàng hóa.
  • Giảm thiểu lỗi trong việc ghi nhận, xử lý và phân phối hàng hóa, nhờ vào sự phân loại rõ ràng và đồng nhất.
  • Tự động hóa quy trình xử lý đơn hàng, từ việc nhập kho đến xuất kho, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót.
  • Dễ dàng nhận diện, phân biệt sản phẩm qua các thông tin chi tiết về sản phẩm, như kích cỡ, màu sắc, và mô hình,…
  • Nhanh chóng tra cứu thông tin sản phẩm và xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, cải thiện trải nghiệm khách hàng.
  • Khi có sự thay đổi hoặc thêm sản phẩm mới, mã SKU cập nhật hoặc mở rộng để phù hợp với các thay đổi trong danh mục sản phẩm.

Tham khảo: Cấn trừ công nợ là gì? Yếu tố liên quan đến cấn trừ công nợ

Hi vọng qua bài viết này của Antuongpro giúp bạn đọc hiểu được mã SKU là gì và cách tạo mã SKU đơn giản. Chúc các bạn đọc áp dụng thành công trong quản lý hàng hóa hiệu quả, tăng tốc doanh thu nhanh chóng. 

0/5 (0 Reviews)

Ấn Tượng việt nam

Antuongpro - chuyên cung cấp thiết bị điều khiển, đo nhiệt độ - độ ẩm, năng suất, bộ đếm sản phẩm, thiết bị lấy số thứ tự, đồng hồ điện tử và hệ thống khác...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

LIFI Là Gì? WIFI Là Gì? Điểm Khác Biệt Giữa LIFI Và WIFI Có Thể Bạn Chưa Biết

Trong thời đại công nghệ số phát triển, truyền tải dữ liệu không dây trở [...]

6 nguyên tắc vàng để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả

Trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa, hình thức làm việc từ xa [...]

Tổng đài ảo cho doanh nghiệp là gì? Giải pháp tăng doanh thu bạn có biết

Một trong những giải pháp giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng [...]

Customer Service là gì? Cách xây dựng dịch vụ khách hàng hiệu quả

Khách hàng chính là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp tồn tại và phát [...]

[Giải Đáp]: PC Không Quạt Là Gì? PC Không Quạt Làm Mát Bằng Cách Nào?

Trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt, yêu cầu về sự yên tĩnh & hiệu [...]

Đồng Hồ Đo Mức Nước Là Gì? Các Loại Đồng Hồ Đo Mức Nước Phổ Biến Hiện Nay

Đồng hồ đo mức nước là thiết bị có vai trò đặc biệt quan trọng [...]