Ngày nay, công nghệ không dây dần được ưu tiên sử dụng cho các ứng dụng IoT (Internet of Things). Vậy các chuẩn kết nối không dây thường gặp trong IoT gồm có những chuẩn nào? Hãy cùng antuongpro.com tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết ngay bên dưới.
Chuẩn kết nối không dây là gì?
Hiểu đơn giản: Chuẩn kết nối không dây là các quy định & thông số kỹ thuật được thiết lập để đảm bảo các thiết bị điện tử có thể giao tiếp với nhau mà không cần đến dây dẫn. Những chuẩn này xác định cách thức truyền tải dữ liệu qua sóng radio hoặc các phương tiện không dây khác, gồm có tần số hoạt động, phạm vi hoạt động, tốc độ truyền dữ liệu & các giao thức giao tiếp.
Chuẩn kết nối không dây đảm bảo tất cả thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau có thể tương tích & hoạt động cùng nhau trong cùng 1 hệ thống. Mỗi chuẩn kết nối không dây sẽ có những ưu điểm & nhược điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu & mục đích sử dụng khác nhau.
Tổng hợp các chuẩn kết nối không dây thường gặp trong IoT
Trong IoT (Internet of Things) có nhiều chuẩn kết nối không dây phổ biến, mỗi chuẩn tương ứng sẽ có những đặc điểm & ứng dụng cụ thể. Dưới đây là 1 số chuẩn kết nối không dây thường gặp:
WiFi
WiFi (Wireless Fidelity) là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến. WiFi còn được gọi là mạng 802.11, tên gọi 802.11 bắt nguồn từ viện IEEE. 6 chuẩn thông dụng của WiFi hiện nay gồm có 802.11a/b/g/n/ac/ad.
Tất cả các chuẩn WiFi trên tại Việt Nam đều có sử dụng. Tuy nhiên, chuẩn WiFi được sử dụng phổ biến nhất là 802.11g & 802.11n. Trong đó, 802.11n được sử dụng nhiều nhất, hoạt động ở 2 dải tần là 2.4GHz & 5GHz.
LiFi
Là chuẩn kết nối không dây sử dụng các bóng đèn LED để truyền dữ liệu với tốc độ nhanh hơn WiFi 100 lần. LiFi truyền dữ liệu với tốc độ 1GB/s, nhanh hơn 100 lần so với WiFi thông thường. Bằng cách sử dụng phổ hồng ngoại & phổ ánh sáng khả biến, LiFi có kích thước gấp khoảng 2600 lần so với toàn bộ phổ tần số vô tuyến 300GHz.
Mạng di động – GPRS/3G/4G hoặc 5G
Mạng di động cung cấp giao tiếp băng thông rộng đáng tin cậy cho nhiều ứng dụng truyền phát giọng nói & video. Tuy nhiên, chi phí vận hành & công suất tiêu thụ cao. Với các ứng dụng hoạt động bằng pin như mạng cảm biến, sử dụng mạng di động là không khả thi. Thế nhưng, mạng di động lại phù hợp trong các ứng dụng giám sát video trên đường cao tốc, quản lý đội xe, hệ thống không người lái,… với vùng phủ sóng rộng khắp cả nước & băng thông cao.
LoRa
Long Range Radio (LoRa) được nghiên cứu & phát triển bởi Cycleo. Sau này được mua lại bởi công ty Semtech vào năm 2012. LoRa là công nghệ không dây dùng để truyền dữ liệu tầm xa, năng lượng thấp & an toàn cho các ứng dụng IoT & M2M. Ngày nay, LoRa được sử dụng để kết nối không dây các thiết bị, máy móc, gateway, cảm biến,… với đám mây.
Bluetooth & BLE
Bluetooth là công nghệ giao tiếp truyền thông ở khoảng cách ngắn. Hiện nay, bluetooth xuất hiện ở hầu hết các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng,… & được dự đoán là chìa khóa cho các sản phẩm IoT đặc biệt.
BLE (Bluetooth Low Energy) là 1 giao thức được sử dụng cho các ứng dụng IoT. Trong cùng 1 khoảng cách truyền tương tự Bluetooth, BLE được thiết kế để tiêu thụ ít công suất hơn.
Zigbee
Là 1 giao thức truyền thông bậc cao được phát triển dựa trên chuẩn truyền thông không dây có tên là IEEE 802.15.4. Zigbee sử dụng tín hiệu radio cho các mạng cá nhân Personal Area Network. Giao thức này được sử dụng cho các ứng dụng yêu cầu giá thành & công suất thấp, nhưng phải có khả năng linh động trong phạm vi rộng.
Zigbee sẽ phù hợp nhất cho các ứng dụng IoT tầm trung với kiểu phân bố các nút gần nhau. Zigbee được coi là sự bổ sung hoàn hảo cho WiFi & cho các ứng dụng Smart Home khác nhau như điều khiển HVAC, chiếu sáng thông minh,…
RFID
RFID là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio. Qua đó, có thể giám sát, quản lý & lưu vết của từng đối tượng. 1 hệ thống RFID gồm có 2 thành phần chính: thẻ tag & đầu đọc đọc các thông tin trên chip.
Những chuẩn kết nối này có thể được lựa chọn dựa trên yêu cầu cụ thể về phạm vi, băng thông, mức độ tiêu thụ năng lượng & ứng dụng trong hệ thống IoT.
>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Giải Pháp Giám Sát Kho Lạnh Bằng Máy Tính Công Nghiệp Hiện Nay
Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác về các chuẩn kết nối không dây thường gặp trong IoT. Nếu cần hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan, hãy gọi ngay cho antuongpro.com qua số hotline phòng kinh doanh.
Antuongpro - chuyên cung cấp thiết bị điều khiển, đo nhiệt độ - độ ẩm, năng suất, bộ đếm sản phẩm, thiết bị lấy số thứ tự, đồng hồ điện tử và hệ thống khác...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Trang web tra cứu hóa đơn tiền điện cực nhanh
Việc tra cứu hoá đơn tiền điện hàng đã đóng một vai trò rất quan [...]
Th9
Tra cứu điểm, kết quả học tập trên VnEdu nhanh nhất
Việc tra cứu điểm, kết quả học tập trực tuyến đã trở thành một công [...]
Th9
Cổng WAN Là Gì? Cổng LAN Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Cổng WAN Và LAN
Trong mạng máy tính, WAN & LAN là 2 thuật ngữ rất quan trọng, thường [...]
Th9
LIFI Là Gì? WIFI Là Gì? Điểm Khác Biệt Giữa LIFI Và WIFI Có Thể Bạn Chưa Biết
Trong thời đại công nghệ số phát triển, truyền tải dữ liệu không dây trở [...]
Th9
Voice AI là gì? 7 lợi ích và cách ứng dụng trong kinh doanh
Trong thời đại công số, Voice AI không chỉ là một công cụ, mà còn [...]
Th9
6 nguyên tắc vàng để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả
Trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa, hình thức làm việc từ xa [...]
Th9