Không thể phủ nhận vai trò của CDN trong việc cung cấp nội dung web nhanh chóng & hiệu quả cho người dùng trên toàn cầu. Chính vì thế, hiện nay có rất nhiều tổ chức & doanh nghiệp lựa chọn sử dụng CDN, nhằm đảm bảo nội dung được phân phối 1 cách nhanh chóng & tin cậy. Vậy chính xác CDN là gì? Mời bạn cùng antuongpro.com tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây!
Hiểu CDN là gì?
CDN (Content Delivery Network) là mạng lưới máy chủ (server) lưu giữ bản sao của các nội dung tĩnh bên trong website & phân phối đến nhiều máy chủ PoP (Points of Presence). Hiểu ngắn gọn CDN là 1 mạng lưới máy chủ toàn cầu.
Hiện nay, mạng lưới máy chủ CDN được đặt ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Thông qua CDN, bản sao nội dung trên máy chủ gần nhất sẽ được trả về cho người dùng khi họ truy cập vào website. Giúp tăng tốc độ tải trang & cải thiện trải nghiệm của người dùng khi truy cập trang web.
Ưu điểm & Nhược điểm của CDN – Content Delivery Network
Ưu điểm
CDN mang đến nhiều ưu điểm nổi bật, góp phần cải thiện trải nghiệm người dùng & tối ưu hóa hoạt động của website:
- Nâng cao trải nghiệm người dùng: Với hình thức giao dịch dữ liệu qua hệ thống máy chủ, CDN đã mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng khi truy cập website. Giảm thiểu thời gian tải trang & cải thiện tốc độ truy cập. Điều này giúp người dùng truy cập vào trang web 1 cách nhanh chóng & mượt mà hơn
- Tối ưu hóa hiệu suất: Bằng cách phân phối nội dung đến các máy chủ PoP phía gần người dùng, CDN đã giúp giảm tải cho máy chủ gốc. Đồng thời góp phần giảm băng thông & tiết kiệm tài nguyên, tăng cường khả năng mở rộng & đáp ứng của website
- Tăng cường bảo mật: CDN có khả năng ngăn chặn website của bạn khỏi các cuộc tấn công bằng việc sử dụng tính năng bảo mật Firewall & khả năng chống lại cuộc tấn công DDoS. Ngoài ra, tính năng ẩn địa chỉ IP thật của CDN còn giúp bảo vệ địa chỉ IP của bạn khỏi tấn công từ bên ngoài
Nhược điểm
Một trong những điểm hạn chế của CDN là tốc độ tải trang có thể bị ảnh hưởng. Trong trường hợp CDN không có các máy chủ PoP đặt gần vị trí người dùng, tốc độ truy cập website sẽ chậm hơn so với bình thường.
Một số hình thức CDN phổ biến hiện nay
Pull HTTP/Static
Sau khi khai báo tên miền của website cần sử dụng IP máy chủ hoặc CDN. Các PoP CDN sẽ tự động truy cập đến trang web & lưu lại bản sao nội dung tĩnh bên trong. Bạn có thể truy cập tập tin trên website qua đường dẫn CDN được cung cấp hoặc sử dụng tên miền riêng cho CDN.
POST/PUSH/PUT/Storage CDN
Bạn có thể tải thẳng nội dung cần phân phối qua CDN lên máy chủ thông qua các giao thức như FTP hoặc HTTP. Hình thức này sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian lưu trữ của các máy chủ
Streaming CDN
Phương thức này giúp CDN phân phối nội dung phát live trực tuyến video từ máy chủ cho người dùng nhằm tiết kiệm băng thông từ máy chủ streaming gốc.
Giải đáp: Khi nào website/trang web cần sử dụng CDN?
Sử dụng dịch vụ CDN cho trang web không phải là 1 yêu cầu cần thiết đối với tất cả các website. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng CDN mang lại nhiều lợi ích. Vậy khi nào website cần sử dụng CDN?
- Khi máy chủ của website/trang web đặt xa vị trí địa lý của người dùng. Việc sử dụng CDN giúp giảm độ trễ & cải thiện tốc độ truy cập
- Khi website/trang web có lượng truy cập lớn & tiêu tốn nhiều băng thông. CDN giúp phân phối tải trọng & giảm tải cho máy chủ gốc
- Khi có lượt truy cập đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. CDN giúp đảm bảo tốc độ & sự ổn định cho người dùng trên toàn cầu
- Khi áp kỹ thuật Load Balancing & FailOver, CDN cung cấp khả năng phân phối tải trên nhiều máy chủ & đảm bảo sẵn sàng hoạt động 24/7
>>> Xem thêm: Sóng Điện Từ Là Gì? Đặc Điểm, Nguyên Tắc Truyền Thông Tin Và Ứng Dụng
Nội dung bài viết trên đây là những kiến thức bạn cần biết về CDN (Content Delivery Network): CDN là gì, ưu – nhược điểm của CDN, các hình thức CDN phổ biến & khi nào website nên sử dụng CDN. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi liên quan cần giải đáp, đừng ngại hãy nhanh chóng gọi đến số hotline phòng kinh doanh antuongpro.com nhé! Đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, giải đáp tận tình & chi tiết.
Antuongpro - chuyên cung cấp thiết bị điều khiển, đo nhiệt độ - độ ẩm, năng suất, bộ đếm sản phẩm, thiết bị lấy số thứ tự, đồng hồ điện tử và hệ thống khác...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Trang web tra cứu hóa đơn tiền điện cực nhanh
Việc tra cứu hoá đơn tiền điện hàng đã đóng một vai trò rất quan [...]
Th9
Tra cứu điểm, kết quả học tập trên VnEdu nhanh nhất
Việc tra cứu điểm, kết quả học tập trực tuyến đã trở thành một công [...]
Th9
Cổng WAN Là Gì? Cổng LAN Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Cổng WAN Và LAN
Trong mạng máy tính, WAN & LAN là 2 thuật ngữ rất quan trọng, thường [...]
Th9
LIFI Là Gì? WIFI Là Gì? Điểm Khác Biệt Giữa LIFI Và WIFI Có Thể Bạn Chưa Biết
Trong thời đại công nghệ số phát triển, truyền tải dữ liệu không dây trở [...]
Th9
Voice AI là gì? 7 lợi ích và cách ứng dụng trong kinh doanh
Trong thời đại công số, Voice AI không chỉ là một công cụ, mà còn [...]
Th9
6 nguyên tắc vàng để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả
Trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa, hình thức làm việc từ xa [...]
Th9