Định Nghĩa DNS Là Gì? Tổng Hợp Những Thông Tin Bạn Cần Biết Về DNS

DNS là gì

Bạn có biết tại sao khi nhập địa chỉ trang web vào trình duyệt tìm kiếm, hệ thống lại có thể hiểu & truy cập vào website đó không? Chính là nhờ hệ thống phân giải tên miền (DNS). Vậy thực chất DNS là gì? Hãy cùng antuongpro.com tìm hiểu tất tần tật những thông tin về DNS – Domain Name System qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

DNS là gì?

Theo Wikipedia, DNS (Domain Name System) được định nghĩa như sau:

  • Là 1 hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP & tên miền trên internet 
  • Là 1 hệ thống giúp việc chuyển đổi các tên miền mà con người dễ ghi nhớ sang địa chỉ IP vật lý tương ứng với tên miền đó. Đồng thời hỗ trợ liên kết với các trang thiết bị mạng cho mục đích định vị & địa chỉ hóa các thiết bị trên môi trường internet. Ví dụ: www.example.com dịch thành 208.77.188.166 

Hiểu ngắn gọn: DNS là hệ thống phân giải tên miền, được phát minh vào năm 1984. 

DNS là hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP & tên miền trên internet
DNS là hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP & tên miền trên internet

DNS hoạt động như 1 cơ sở dữ liệu phân tán của các tên miền trên toàn cầu. Cho phép người dùng truy cập vào trang web/website bằng cách sử dụng tên miền, thay vì phải nhớ địa chỉ IP phức tạp tương ứng với từng trang web. Có thể nói, DNS là 1 phần quan trọng của cơ sở hạ tầng internet & được sử dụng rộng rãi, từ gửi email đến truy cập website & các ứng dụng trực tuyến khác.

>>> Xem thêm: Tìm Hiểu CDN Là Gì? Tổng Hợp Những Thông Tin Cần Biết Về CDN

Cách thức hoạt động của hệ thống phân giải tên miền DNS 

DNS hoạt động dựa trên mô hình máy khách – máy chủ (client – server). Chi tiết cách thức hoạt động như sau: 

  • Khi người dùng muốn truy cập vào 1 trang web, máy tính của họ sẽ gửi yêu cầu DNS đến máy chủ DNS chịu trách nhiệm cho tên miền của website đó
  • Yêu cầu DNS chứa tên miền của trang web, ví dụ như antuongpro.com. Sau đó, máy chủ DNS sẽ truy vấn đến các máy chủ DNS cục bộ để nhanh chóng tìm ra địa chỉ IP tương ứng với tên miền antuongpro.com 
  • Máy chủ tên miền cục bộ sẽ thực hiện kiểm tra cơ sở dữ liệu, nhằm xác định sự tồn tại của dữ liệu chuyển đổi người dùng yêu cầu. Trong trường hợp máy chủ của tên miền cục bộ có cơ sở dữ liệu, địa chỉ IP sẽ được trả về máy tính người dùng. Ngược lại, nếu trường hợp máy chủ của tên miền cục bộ không chứa cơ sở dữ liệu về tên miền antuongpro.com, máy chủ sẽ tiếp tục tra cứu trên các tên miền ở mức cao nhất, nghĩa là các DNS server làm việc ở mức ROOT. Khi đó, DNS server của tên miền ở cấp ROOT sẽ hướng dẫn máy chủ DNS cục bộ địa chỉ của máy chủ DNS chịu trách nhiệm cho tên miền antuongpro.com
  • Khi máy chủ DNS tìm ra địa chỉ IP của tên miền antuongpro.com sẽ lập tức trả kết quả về máy tính người dùng. Lúc này máy tính người dùng có thể truy cập vào địa chỉ trang web thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống phân giải tên miền
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống phân giải tên miền

Ngoài ra, DNS cũng hỗ trợ lưu trữ các thông tin khác như: bản ghi Mail Exchange để định tuyến email, bản ghi Canonical Name để thay đổi tên miền thứ cấp, bản ghi TXT để lưu trữ thông tin bổ sung & nhiều loại bản ghi khác. 

Tổng hợp các loại bản ghi của DNS – Domain Name System

CNAME Record: Bản ghi cho phép bạn tạo 1 tên mới, điều chỉnh trỏ tới tên gốc & đặt TTL. Trong trường hợp tên miền chính muốn đặt 1 hoặc nhiều tên miền khác thì cần có CNAME Record.

A Record: Được sử dụng phổ biến để trỏ tên website/trang web đến 1 địa chỉ IP cụ thể. Có thể nói, A Record là bản ghi DNS đơn giản nhất, cho phép bạn thêm Time to Live, 1 tên mới & trỏ tới IP cụ thể nào.

MX Record: Với bản ghi này, bạn hoàn toàn có thể trỏ tên miền đến mail server, đặt TTL & mức độ ưu tiên. MX Record chỉ định máy chủ nào quản lý các dịch vụ email của tên miền đó. 

AAAA Record: Để có thể trỏ tên miền đến 1 địa chỉ IPv6 Address, bạn cần sử dụng AAAA Record. Bản ghi cho phép bạn thêm host mới, TTL & IPv6.

TXT Record: Với bản ghi này, bạn có thể thêm giá trị TXT, host mới, TTL, Points to,… Để chứa thông tin định dạng văn bản của tên miền, bạn cần đến bản ghi này. 

SRV Record: Bản ghi dùng để xác định chính xác dịch vụ nào đang chạy Port nào. SRV Record là bản ghi đặc biệt trong DNS. Với SRV Record, bạn có thể thêm Name, Port, Priority, Points to, TTL.

NS Record: Bạn có thể chỉ định tên máy chủ cho từng tên miền phụ & có thể tạo tên Name Server, TTL, Host mới. 

Các loại bản ghi của DNS
Các loại bản ghi của DNS

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về DNS – hệ thống phân giải tên miền mà antuongpro.com đã tổng hợp được & chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng những nội dung này sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về Domain Name System. Mọi thắc mắc, câu hỏi liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất. Rất vinh hạnh được phục vụ & có cơ hội hợp tác với quý khách hàng trong tương lai.

5/5 (1 Review)

Ấn Tượng việt nam

Antuongpro - chuyên cung cấp thiết bị điều khiển, đo nhiệt độ - độ ẩm, năng suất, bộ đếm sản phẩm, thiết bị lấy số thứ tự, đồng hồ điện tử và hệ thống khác...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tổng Hợp Những Lưu Ý Khi Mua Đồng Hồ Đo Nước Nhất Định Bạn Phải Biết

Có thể nói, đồng hồ đo nước là thiết bị có vai trò quan trọng [...]

Tủ điện nhựa là gì? Những lưu ý khi mua tủ điện nhựa

Trong môi trường công nghiệp hiện đại, việc bảo vệ và bảo quản các thiết [...]

Modbus TCP/IP Là Gì? So Sánh Giao Thức Modbus TCP/IP Và Modbus RTU

Trong kỷ nguyên hiện đại, nhu cầu về tự động hóa ngày càng trở nên [...]

Máy Chủ Là Gì? Tổng Hợp Thông Tin Cơ Bản Về Máy Chủ Nhất Định Bạn Phải Biết

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, bất kỳ doanh nghiệp nào [...]

HMI là gì? Phân loại, cấu tạo, ứng dụng và 30 hãng sản xuất HMI

Trong lĩnh vực tự động hóa thông minh, HMI (Human Machine Interface) đóng vai trò [...]

Tự Động Hóa Công Nghiệp Là Gì? Tìm Hiểu Các Loại Tự Động Hóa Công Nghiệp

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công nghiệp là [...]