NAS là Gì? Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Sử Dụng Thiết Bị Lưu Trữ NAS

NAS là gì

Lưu trữ dữ liệu là 1 trong những công việc quan trọng & rất cần thiết, đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Sự ra đời của ổ cứng lưu trữ gắn mạng NAS đã trở thành giải pháp lưu trữ dữ liệu “an toàn nhất” được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng & lựa chọn sử dụng. Vậy chính xác NAS là gì? Hãy cùng antuongpro.com tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết hôm nay.

NAS là gì?

Theo Wikipedia: NAS – viết tắt của cụm từ Network Attached Storage, tạm dịch: ổ cứng lưu trữ gắn mạng là 1 máy chủ lưu trữ dữ liệu máy tính ở cấp độ tệp, được kết nối với mạng máy tính cung cấp quyền truy cập dữ liệu cho 1 nhóm khách hàng không đồng nhất. NAS chuyên phục vụ các tập tin bằng phần cứng, phần mềm hoặc cấu hình. 

Hiện nay, NAS là 1 trong 3 kiến trúc lưu trữ chính, hoạt động song song với mạng lưu trữ khu vực (SAN) & lưu trữ gắn trực tiếp (DAS). Ổ cứng lưu trữ gắn mạng NAS cho phép người dùng truy cập kho dữ liệu chung với các loại thiết bị như PC, Laptop, Smartphone,… ở bất kỳ đâu. 

NAS là ổ cứng lưu trữ gắn mạng, lưu trữ dữ liệu máy tính ở cấp độ tệp
NAS là ổ cứng lưu trữ gắn mạng, lưu trữ dữ liệu máy tính ở cấp độ tệp

Đặc điểm của NAS – Network Attached Storage:

  • Là hệ thống lưu trữ dữ liệu được kết nối trực tiếp với mạng
  • Được cấu hình như 1 máy tính độc lập, có khả năng kết nối & quản lý nhiều ổ đĩa cứng để lưu trữ & chia sẻ dữ liệu cho người dùng 
  • Cho phép người dùng kết nối & khai thác dữ liệu trong mạng lưu trữ chung qua kết nối mạng Wifi hoặc Ethernet mọi lúc, mọi nơi

Những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng thiết bị lưu trữ NAS có thể bạn chưa biết 

Đơn giản hóa quy trình truy cập & chia sẻ dữ liệu 

  • Ổ cứng lưu trữ gắn mạng NAS dễ dàng được tích hợp vào mọi môi trường ứng dụng. Hỗ trợ nhiều trình duyệt, hệ điều hành, nền tảng thiết bị di động & giao thức truyền mạng 
  • Dễ dàng chia sẻ dữ liệu & thư mục quan trọng thông qua mã QR hoặc liên kết. Người dùng được phép thiết lập các tùy chọn bảo mật & quyền riêng tư để bảo vệ dữ liệu
  • Với NAS, người dùng có thể truy cập & chia sẻ dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào trong mạng Wifi hoặc mạng LAN, từ các máy tính & thiết bị di động đến các đầu phát, TV thông minh,…

Đảm bảo đồng bộ hóa các tập tin & thư mục 

  • Các tập tin được sao lưu & đồng bộ hóa 1 cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lưu trữ nhanh chóng & dễ dàng 
  • Lưu trữ dữ liệu trên 1 thiết bị duy nhất giúp việc quản lý & truy cập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Tránh việc tạo nhiều bản sao của cùng 1 tài liệu trên các thiết bị khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian & không gian lưu trữ
Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng ổ cứng lưu trữ gắn mạng NAS
Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng ổ cứng lưu trữ gắn mạng NAS

Hỗ trợ sao lưu toàn bộ dữ liệu 

  • NAS có khả năng cung cấp 1 môi trường lưu trữ an toàn cho dữ liệu. Với các tính năng bảo mật như: sao lưu, mã hóa & phục hồi dữ liệu tự động, NAS giúp giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu & tăng cường độ tin cậy của hệ thống lưu trữ 
  • Cung cấp hàng loạt tính & phần mềm chuyên nghiệp để bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng 
  • NAS còn được tích hợp với nhiều tính năng như chạy các ứng dụng & dịch vụ web, đồng bộ hóa dữ liệu & hỗ trợ truy cập từ xa 

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn thiết bị lưu trữ NAS 

Ổ cứng 

Ổ cứng cho NAS thường sử dụng công nghệ RAID nhằm nâng cao hiệu suất truy cập dữ liệu & độ tin cậy của hệ thống. Tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế để cân nhắc lựa chọn thiết bị lưu trữ NAS phù hợp. 

Cách lựa chọn ổ cứng cho NAS
Cách lựa chọn ổ cứng cho NAS

CPU

Trên thực tế, hệ thống NAS không yêu cầu quá nhiều về yếu tố CPU, nghĩa là bạn không phải sử dụng các dòng CPU quá cao cấp như i7 hoặc i9 cho thiết bị NAS. CPU dùng cho NAS khác hẳn với CPU dùng cho máy tính truyền thống khi phải hoạt động liên tục trong nhiều giờ đồng hồ. 

Ngày nay, hầu hết các dòng NAS Storage tầm trung thường sử dụng các dòng CPU Intel Celeron, Atom & Pentium lõi tứ 4 hoặc dòng CPU nhúng của AMD. 

RAM 

Dung lượng RAM sẽ phụ thuộc vào các ứng dụng & số lượng người dùng truy cập vào NAS server trong từng thời điểm cụ thể. Nếu bạn sử dụng NAS chỉ với mục đích sao lưu, theo dõi camera hay truy cập dữ liệu chỉ cần dùng từ 1 đến 4GB RAM. Ngược lại nếu bạn cần xử lý khối lượng công việc lớn, có thể sử dụng 8GB RAM.

>>> Xem thêm: Định Nghĩa DNS Là Gì? Tổng Hợp Những Thông Tin Bạn Cần Biết Về DNS

Hy vọng những thông tin về ổ cứng lưu trữ gắn mạng NAS được antuongpro.com chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết & chính xác để lựa chọn được loại thiết bị lưu trữ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu cần hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, câu hỏi liên quan, xin vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline.

5/5 (1 Review)

Ấn Tượng việt nam

Antuongpro - chuyên cung cấp thiết bị điều khiển, đo nhiệt độ - độ ẩm, năng suất, bộ đếm sản phẩm, thiết bị lấy số thứ tự, đồng hồ điện tử và hệ thống khác...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Màn Hình Tương Tác Là Gì? Giá Màn Hình Tương Tác Phụ Thuộc Những Yếu Tố Nào?

Hiện nay, màn hình tương tác được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực [...]

Ngân sách là gì và cách sử dụng hiệu quả để phát triển doanh nghiệp

Trong mỗi một doanh nghiệp, bộ phận tài chính có nhiệm vụ lập ngân sách, [...]

Logistics là gì? Thông tin chi tiết nhất mà bạn không thể bỏ qua

Ngành Logistics ra đời như một giải pháp đáp ứng cho nhu cầu sản xuất [...]

Đồng Hồ Nước Điện Tử Là Gì? Đồng Hồ Nước Điện Tử Có Những Loại Nào?

Đồng hồ nước điện tử – giải pháp hiện đại & tiên tiến trong quản [...]

Founder là gì? Cách phân biệt các khái niệm Founder, Co – founder, CEO

Trong bài viết này, Ấn Tượng mời bạn đọc tìm hiểu Founder là gì và [...]

Máy Tính Công Nghiệp Sử Dụng Trong Hệ Thống SCADA: Đặc Điểm Nổi Bật

Với khả năng hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt, máy tính công [...]