Trong kỷ nguyên hiện đại, nhu cầu về tự động hóa ngày càng trở nên quan trọng. Chính vì vậy, các hệ thống tự động đã nhờ vào sự giúp đỡ của các giao thức truyền thông, giúp quá trình truyền dữ liệu giữa các thiết bị trở nên đơn giản, nhanh chóng & hiệu quả hơn. Modbus là 1 trong những giao thức được sử dụng phổ biến & rộng rãi, điển hình là Modbus RTU & Modbus TCP/IP. Vậy chính xác Modbus TCP/IP là gì? Hãy cùng antuongpro.com khám phá cụ thể trong bài viết dưới đây.
Modbus TCP/IP là gì?
Khái niệm Modbus TCP/IP được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
- Là 1 giao thức truyền thông ngang hàng được phát triển vào những năm 1970 bởi Modicon (nay thuộc Schneider Electric)
- Là 1 biến thể của giao thức Modbus, được phát triển để có thể hoạt động trên mạng LAN Ethernet hoặc Remote
- Là giao thức mạng phổ biến sử dụng trên internet & trong nhiều ứng dụng mạng khác
- Là giao thức truyền thông được sử dụng trong hệ thống tự động hóa công nghiệp & điều khiển thiết bị
Giao thức mạng Modbus TCP/IP được xây dựng trên nền tảng giao thức TCP/IP, sử dụng cấu trúc thông điệp để trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị. Mỗi thông điệp sẽ bao gồm 1 mã định danh thiết bị (ID), mã chức năng (Function code), mã kiểm tra lỗi (Cyclic Redundancy Check) & dữ liệu/thông tin quan trọng.
Modbus RTU là gì?
Hiểu đơn giản: Modbus RTU là 1 giao thức mở, sử dụng đường truyền vật lý RS-232 hoặc RS-485 & mô hình dạng Master-Slave. Modbus RTU được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự động hóa & các ngành công nghiệp nhờ sở hữu ưu điểm vượt trội: ổn định – đơn giản – dễ sử dụng.
Một bản tin Modbus RTU gồm có: 1 byte địa chỉ – 1 byte mã hàm – n byte dữ liệu & 2 byte CRC. Modbus RTU sử dụng giao tiếp nối tiếp để thực hiện quy trình trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị, điều này giúp Modbus RTU trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các hệ thống yêu cầu giao tiếp đơn giản, mạnh mẽ & tiết kiệm chi phí.
Mặt khác, Modbus RTU tận dụng mạng Ethernet & IP để liên lạc, cho tốc độ & khả năng mở rộng cao hơn trong môi trường phức tạp & yêu cầu khắt khe. Ngày nay, Modbus RTU thường được tìm thấy trong các ứng dụng đòi hỏi giao tiếp tốc độ cao như tự động hóa, điều khiển quy trình công nghiệp & giám sát từ xa.
So sánh giao thức Modbus TCP/IP & giao thức Modbus RTU
Modbus RTU
Giao thức truyền thông Modbus RTU đã được sử dụng từ khá lâu thông qua chuẩn kết nối RS-485. Các tín hiệu sẽ được truyền dẫn trên hai A-B duy nhất. Nghĩa là tất cả thiết bị cũng chỉ truyền trên hai dây A-B. Điều này đã giúp các hệ thống giảm 1 lượng dây dẫn khổng lồ. Bởi chỉ cần 1 dây 2 lõi A-B thì đã có thể giải quyết được tất cả vấn đề liên quan đến truyền dẫn.
Trong trường hợp nếu dây này đứt, đồng nghĩa tất cả tín hiệu sẽ mất. Đây chính là rủi ro của giao thức Modbus RTU. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần đi thêm 1 dây dự phòng là có thể yên tâm nếu dây đứt.
Đặc điểm của Modbus RTU
- Sử dụng giao tiếp nối tiếp
- RTU chỉ hỗ trợ 1 thiết bị tại 1 thời điểm
- Yêu cầu kết nối vật lý giữa các thiết bị giao tiếp
- RTU có khoảng cách truyền tối đa là 1200 mét, tùy thuộc vào tốc độ truyền
- Tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 115.200 bit/s
- Sử dụng CRC để kiểm tra lỗi
Modbus TCP/IP
Modbus TCP/IP hoạt động tương tự Modbus RTU, tuy nhiên định danh từng node là 1 địa chỉ IP trên đường dẫn Ethernet thay vì địa chỉ IP Slave trên RTU. Cho phép các tín hiệu từ rất xa có thể truyền không dây với nhau thông qua Switch mạng.
Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của chuẩn truyền thông Modbus TCP/IP chính là 1 địa chỉ IP có thể đưa hàng trăm thiết bị có chuẩn Modbus RTU giao tiếp với nhau. Giúp tiết kiệm băng thông, địa chỉ & đơn giản hóa quá trình kết nối.
Đặc điểm của Modbus TCP/IP
- Sử dụng giao tiếp Ethernet
- TCP/IP hỗ trợ nhiều thiết bị cùng 1 lúc
- TCP/IP không yêu cầu kết nối vật lý giữa các thiết bị giao tiếp
- Khoảng cách truyền không giới hạn
- Tốc độ truyền dữ liệu tối đa từ 100 Mbit/s trở lên
- Sử dụng TCP/IP để kiểm tra lỗi
>>> Xem thêm: Máy Chủ Là Gì? Tổng Hợp Thông Tin Cơ Bản Về Máy Chủ Nhất Định Bạn Phải Biết
Tóm lại, Modbus RTU & Modbus TCP/IP đều là các giao thức truyền thông được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp. Việc lựa chọn giao thức phù hợp sẽ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng. Hy vọng những nội dung vừa được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc ra quyết định lựa chọn giao thức phù hợp. Nếu cần hỗ trợ, hãy gọi đến số hotline phòng kinh doanh antuongpro.com ngay hôm nay.
Antuongpro - chuyên cung cấp thiết bị điều khiển, đo nhiệt độ - độ ẩm, năng suất, bộ đếm sản phẩm, thiết bị lấy số thứ tự, đồng hồ điện tử và hệ thống khác...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Tổng đài ảo cho doanh nghiệp là gì? Giải pháp tăng doanh thu bạn có biết
Một trong những giải pháp giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng [...]
Th9
SKU sản phẩm là gì? Cách đặt mã SKU để quản lý hàng hoá
Hãy cùng Antuongpro tìm hiểu SKU sản phẩm là gì và cách đặt mã SKU [...]
Th9
Customer Service là gì? Cách xây dựng dịch vụ khách hàng hiệu quả
Khách hàng chính là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp tồn tại và phát [...]
Th8
[Giải Đáp]: PC Không Quạt Là Gì? PC Không Quạt Làm Mát Bằng Cách Nào?
Trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt, yêu cầu về sự yên tĩnh & hiệu [...]
Th8
Đồng Hồ Đo Mức Nước Là Gì? Các Loại Đồng Hồ Đo Mức Nước Phổ Biến Hiện Nay
Đồng hồ đo mức nước là thiết bị có vai trò đặc biệt quan trọng [...]
Th8
Tủ Điện Công Nghiệp Là Gì? Thành Phần & Những Kiến Thức Không Nên Bỏ Lỡ
Tủ điện công nghiệp là thành phần quan trọng & không thể thiếu trong các [...]
Th8