Khi các thiết bị máy tính PC, laptop hoạt động chậm thường thì bạn sẽ được khuyên là nâng cấp SSD. Vậy Ổ cứng SSD là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Antuongpro.
Khái niệm ổ cứng SSD là gì?
SSD (Solid State Drive) có khả năng lưu trữ các dữ liệu lâu dài, liên tục trên bộ nhớ flash trạng thái rắn mà không bị mất khi ngắt nguồn điện. Thay vì cơ học như HDD truyền thống thì ổ đĩa SSD sử dụng các bộ nhớ bán dẫn như SRAM, DRAM hoặc FLASH để lưu trữ. Ổ cứng SSD được cải tiến tốc độ, độ bền, an toàn dữ liệu và cả điện năng tiêu thụ.
Nguyên lý hoạt động của ổ cứng SSD
Cũng giống như chức năng như ổ cứng HDD, SSD lưu trữ file dữ liệu với mục đích lâu dài. Khác nhau ở chỗ ổ SSD sử dụng một loại bộ nhớ flash. Chính vì thế khi máy tính tắt đột ngột, dữ liệu trên ổ SSD vẫn còn.
Để nhanh chóng gửi và nhận dữ liệu ổ SSD sử dụng một tấm các ô điện. Những tấm này được phân chia và là nơi lưu trữ dữ liệu hay còn được gọi là “trang”. Các trang này sẽ được nhóm lại với nhau và tạo thành các “khối”. SSD được gọi là ổ cứng thể rắn bởi vì không có bộ phận chuyển động.
Ưu điểm và nhược điểm của SSD
Ưu điểm:
- SSD giúp mở máy và các ứng dụng trong máy nhanh hơn.
- Tốc độ ghi nhanh hơn 2 lần hoặc thậm chí là 10 lần (đạt từ 550MB/s cho đến hàng ngàn MB/s).
- Giảm tỷ lệ hư hỏng, an toàn cho dữ liệu, hoạt động ổn định hơn.
- Bởi vì là thể rắn nên khi hoạt động không gây ồn, ít tỏa nhiệt, tiết kiệm điện năng.
Nhược điểm:
Nhược điểm của ổ cứng SSD giá thành cao hơn. Cùng một mức giá, SSD có dung lượng 128GB hoặc 256GB. Trong khi HDD sẽ sở hữu tới 512GB thậm chí là 1TB.
Một số loại SSD phổ biến hiện nay
Ổ cứng SSD | Chuẩn giao tiếp | Tốc độ đọc ghi | Ưu điểm |
SSD 2.5 SATA | SATA | SATA III 550MB/s | Dễ nâng cấp từ ổ HDD cũ |
SSD mSATA | mSATA | SATA III 550MB/s | Cổng giao tiếp thu nhỏ |
SSD M2 SATA | M2 SATA | SATA III 550MB/s | Phù hợp laptop mỏng nhẹ |
SSD M2 PCle | M2 SATA | PCle 3500MB/s | Tốc độ nhanh nhất hiện nay |
SSD 2.5 SATA: Kích thước 2.5 inch tiêu chuẩn cho ổ cứng laptop và máy tính xách tay.
SSD mSATA: Kích thước nhỏ gọn hơn, có kích thước tương tự như một thẻ tích hợp. Thường được sử dụng trong các thiết bị nhỏ gọn như máy tính công nghiệp, laptop siêu mỏng,…
SSD M.2 SATA: Sử dụng kích thước và giao tiếp M.2, nhưng sử dụng giao tiếp SATA. Được sử dụng trong nhiều loại thiết bị, từ laptop đến máy tính đồng bộ.
SSD M.2 PCIe: Kích thước và giao tiếp M.2, sử dụng giao tiếp PCIe. Thường được sử dụng trong các máy tính đồng bộ và laptop chuyên đồ họa, gaming.
Xem ngay: Máy tính công nghiệp giá rẻ, chính hãng
Cách kiểm tra ổ cứng SSD
Để kiểm tra máy tính chạy ổ cứng SSD hay không ta làm như sau:
Bước 1: vào thanh tìm kiếm nhập từ khóa “optimize drives”> Nhấn chọn Defragment and Optimize drives.
Bước 2: Hiện lên cửa sổ Optimize drives. Hãy kiểm tra cột Media type (Soid state drive là SSD, Hask disk drive là HDD).
Những lưu ý khi mua SSD
- Xác định dung lượng lưu trữ cần thiết cho công việc hàng ngày và lưu trữ dữ liệu. Chọn dung lượng phù hợp với nhu cầu cá nhân hoặc công việc.
- Kiểm tra tốc độ đọc/ghi của SSD càng cao, hiệu suất làm việc càng tốt.
- SSD sử dụng loại bộ nhớ NAND như SLC, MLC, TLC, hoặc QLC. Các loại này có ảnh hưởng đến giá trị, hiệu suất và tuổi thọ của SSD. Mức giá thường tăng theo thứ tự từ SLC đến QLC, với SLC có hiệu suất và tuổi thọ tốt nhất.
- Kiểm tra chỉ số TBW để đánh giá tuổi thọ ước tính của SSD. Đối với công việc nặng và lưu trữ lớn, nên chọn SSD có TBW cao để đảm bảo độ bền của ổ cứng.
Tham khảo: Giao Thức FTP Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động, Ưu – Nhược Điểm, Phân Loại
Bài viết trên đây là tổng hợp các kiến thức về Ổ cứng SSD là gì? Những lưu ý khi mua SSD mà Antuongpro muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Mọi thắc mắc, câu hỏi liên quan cần hỗ trợ giải đáp hoặc hỗ trợ tư vấn máy tính công nghiệp, hệ thống SCADA,… Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline. Antuongpro xin cảm ơn.
Antuongpro - chuyên cung cấp thiết bị điều khiển, đo nhiệt độ - độ ẩm, năng suất, bộ đếm sản phẩm, thiết bị lấy số thứ tự, đồng hồ điện tử và hệ thống khác...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cách thay đổi con trỏ chuột trên máy tính Win đơn giản
Nếu biểu tượng icon con chuột trên máy tính thông thường đã quá nhàm chán [...]
Th10
Cách BẬT/TẮT máy tính từ xa và Remote Desktop.
Trong thời đại công nghệ số, việc làm việc từ xa trở nên phổ biến [...]
Th10
Nhập Khẩu Máy Tính Công Nghiệp Là Gì? Thủ Tục Nhập Khẩu Theo Đúng Quy Định
Nhập khẩu máy tính công nghiệp là gì? Để nhập khẩu máy tính công nghiệp [...]
Th9
[Giải Đáp]: PC Không Quạt Là Gì? PC Không Quạt Làm Mát Bằng Cách Nào?
Trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt, yêu cầu về sự yên tĩnh & hiệu [...]
Th8
Máy Tính Công Nghiệp Sử Dụng Trong Hệ Thống SCADA: Đặc Điểm Nổi Bật
Với khả năng hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt, máy tính công [...]
Th7
Tìm Hiểu Giải Pháp Giám Sát Kho Lạnh Bằng Máy Tính Công Nghiệp Hiện Nay
Giám sát kho lạnh bằng máy tính công nghiệp là 1 giải pháp tiên tiến [...]
Th5